Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Hồ là nơi trữ nước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987.
Tại Hồ trị an có rất nhiều Hải sản đặc sản, điển hình trong số đó phải kể đến Đặc sản Khô cá cơm Hồ trị an, khô cá kìm, Tép đồng um hồ trị an, cá chép, cá mè Hồ trị an hay món Súp lươn hồ trị an…
Các loại cá kể trên tôi đã nhiều lần được thưởng thức, nhưng trong đó có lẽ tôi ấn tượng nhất là với món Lẩu cả lăng rau bìm bịp, một đặc sản điển hình của Hồ trị an.
Đối với chúng ta, lẩu cá lăng cũng là món ăn không quá cao sang, và có thể thưởng thức ở bất kỳ quán nhậu hải sản nào. Nhưng hương vị và linh hồn khi bạn thưởng thức Cá lăng đặc sản Hồ Trị An lại hoàn toàn khác.
Cá lăng thường sống ở những nơi nước sạch tự nhiên, chúng ưa thích những vùng nước chảy. Nhờ sống trong môi trường tự nhiên nên thịt cá lăng rất săn chắc, khi nấu có vị ngọt và đặc biệt không có mùi tanh, theo những người dân nơi đây, cá lăng chủ yếu sống ở các vùng sông suối, ghềnh thác, sinh sống trong môi trường tự nhiên nên thịt cá rất chắc, ngon, không bở như các loại cá nuôi thường thấy.
Để có thể nấu lẩu ngon, thịt cá săn, ngọt tự nhiên khi nấu phải là cá lăng còn sống và mới được bắt lên.
Lẩu cá lăng rau bìm bịp là món ăn ngon phổ biến của người dân làng chài hồ trị an, nên chũng cũng được chế biến theo cách rất dân dã.
Cá lăng được làm sạch cắt thành lát, chần qua nước sôi để thịt cá được săn lại. Xào cá cùng dầu ăn, hành tỏi băm và ít cà chua, cho gia vị (muối, đường, bột nêm, nước mắm vừa đủ) và đun nhỏ lửa để gia vị thấm sâu vào trong thịt cá. Nước lẩu được làm từ xương hầm loại ngon, đun sôi rồi cho cá vào.
Một điều đặc biệt, Cá Lăng ở đây nhất định phải được được ăn cùng Rau bìm bịp hái từ Rừng Mã đà.
Loài cây này được biết đến với nhiều công dụng quý hiếm như: chữa bệnh về gan, cải thiện huyết huyết áp, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
Từ lâu, người dân ở các vùng nông thôn đã biết tận dụng lá cây bìm bịp để chế biến các món ăn như luộc chín, nấu canh, ăn lẩu,.. nhằm cung cấp chất dinh dưỡng, bồi bổ cho cơ thể.
Tuy nhiên điều tuyệt vời hơn cả, loài cây này còn được mệnh danh là món quà ban tặng của thiên nhiên với nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả.
Khi sử dụng với món lẩu, rau bìm bịp ăn lẩu thì phải chọn những ngọn còn non, cọng rau vừa xanh vừa giòn giòn sẽ cho vị thanh mát, tạo sự ngon miệng khi thưởng thức. Rau khi hái về phải được rửa sạch để ráo nước, khi dùng chỉ cần chần sơ quá nồi nước lẩu đang sôi thì có thể dùng được, người ăn có thể chấm thêm một chút nước mắm ớt, vừa có vị mặn vừa có một chút vị cay the của ớt rừng… rồi thưởng thức và cùng nhâm nhi với một ly rượu mật nhân – một loại rượu đặc trưng nơi đây vừa có công dụng chữa bệnh vừa tăng thêm hương vị trong bàn tiệc.
Khi có dịp dừng chân tại Khu bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, được thưởng thức món lẩu chua cá lăng với rau bìm bịp. du khách thật sự thích thú và bị thuyết phục bởi vị ngon ngọt của cá, một chút vị chua của măng chua và lá me, cùng vị lạ của rau bìm bịp, chỉ chừng đó thôi đủ để du khách thưởng thức một món ngon đầy hấp dẫn của núi rừng mà khi trở về thành phố, khó có thể tìm đúng hương vị nồi lẩu chua cá lăng – rau bìm bịp tại đây.
Kết thúc một đêm ẩm thực ngon miệng với những đặc sản của núi rừng, khi bình minh ló dạng, du khách có thể tham gia tour khám phá trên Hồ Trị An, tham quan rừng Mã Đà – du khách có thể tìm hiểu và thưởng thức các loại lá rừng có thể ăn được như: lá lộc vừng, lá chân voi, lá ngạnh, lá bướm, lá trung quân.. Và đến với chiến khu Đ với những chiến công vang dội trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của quân nhân miền Đông Nam Bộ gian lao mà anh dũng… và tôi tin chắc đây sẽ là chuyến đi thú vị và rất ý nghĩa đối với du khách.
Tham khảo thêm: